Nguyên nhân chết yểu ở chó sơ sinh.

Nguyên nhân chết yểu ở chó sơ sinh.

| |Kiến Thức Về Chó

 

Chó con mới sinh ra thường rất mắc các bệnh care và pravo, nhưng tỉ lệ hao hụt ở đàn chó con cũng khá cao vì những nguyên nhân sau. 

  • Chó mẹ chưa đủ tuổi sinh sản nhưng vẫn được chủ nuôi cho phối giống, ở độ tuổi dưới 12 tháng thì chó mẹ chưa hoàn toàn phát triển hoàn thiện cơ thể, thiếu kinh nghiệm chăm con và có phản xạ trốn con, cắn luôn cả con con ( có thể chó mẹ nghĩ chó con là nguồn cơn khiến nó bị đau) , cắn dây rốn quá sâu làm thủng bụng chó con. 

  • Trong quá trình trở dạ ,chó mẹ rất dễ bị stress do nhiều người đứng xem or bu quanh nó, khu vực nuôi đẻ không thật sự thoải mái vì quá chật, nóng quá or lạnh quá cũng khiến cho chó mẹ stress dẫn đến phản xạ sợ con và sữa sẽ không tiết ra được.

  • Có những con mẹ trở tính dữ dằn đối với người xung quanh, kể cả chủ nuôi. Đối với những chú chó như thế , chúng ta cần phải để cho chó mẹ ở nơi yên tĩnh và sạch sẽ. Tạo cho chúng 1 cảm giác an toàn ko bị đe doạ, nếu ko chúng sẽ quên đi việc rặn đẻ dù đã vỡ ối, việc đó sẽ khiến con con bị ngạt. Có những trường hợp chó mẹ còn đè or dẫm chết con con ( thường ở những dòng chó lớn như pug, GSD, Rott…)

  • Các bạn nào nuôi đẻ số lượng nhiều thì cũng cần lưu ý ko để nhiều con chó mẹ 1 cùng 1 khu vực, vì chúng thường có bản năng tranh giành lãnh thổ, tị nạnh nhau về sự chăm sóc của chủ… dẫn đến việc chó mẹ cắn nhau or cắn chết con con…

  • Sau khi đẻ xong, nhiều bạn hay hỏi sao chó mẹ ko tiết sữa thì khả năng cao là chó mẹ bị viêm nhiễm gây ra việc tắt tuyến sữa. Thông thường thì chó mẹ đã bị viêm nhiễm trước or sau sinh, và việc dùng kháng sinh để khắc phục việc đó đã làm cho việc tắt sữa xảy ra. 

  • Do chăm sóc chó mẹ trước và sau khi sinh không đúng kĩ thuật: Không đủ chế độ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Do vận chuyển chó mẹ mang thai trước khi sinh quá xa, bằng các phương tiện sóc, nảy, lắc lư mạnh... thời tiết quá nóng, chó mẹ uống không đủ nước, đồng thời sau khi sinh chó mẹ ra nhiều nước ối, máu, gây mất nước, rối loạn điện giải hậu quả dẫn đến mất sữa. Do vậy trong quá trình nuôi các bạn cần phải cho chó mẹ sử dụng thuốc bổ MUTIVITAMIN  để khắc phục tình trạng trên. 

  • Chó mẹ bị mắc một số bệnh đường sinh dục : Viêm vú, viêm tử cung, nhất là chảy máu tử cung lúc đẻ (còn gọi là băng huyết), tụt huyết áp, rối loạn tuần hoàn, tim mạch ảnh hưởng đến sản xuất sữa. Chó mẹ bị sốt cao co giật do mất cân bằng canxi máu. Trường hợp này rất nguy hiểm, chó mẹ bồn chồn, hoảng loạn, run rẩy đè giẫm chết chó con, cần được xử lí cấp cứu ngay bằng cách truyền Canxi Clorua vào tĩnh mạch, dùng nước đá lạnh chườm hoặc tắm dội nược lạnh để hạ nhiệt khẩn cấp

  • Chó mẹ đẻ quá mắn: Số lượng con một đàn trên 8 con, khả năng nuôi, chăm của chó mẹ không xuể, lượng sữa đầu mang kháng thể miễn dịch tự nhiên chống bệnh phải chia sẻ nên không đủ bảo vệ chó con, chó con còi cọc, dễ nhiễm bệnh tiêu chảy, giun tròn, suy kiệt rồi chết. Có đàn chó setter tới 14 con, chủ chó để một mẹ nuôi tất và hậu quả sau một tháng chết toàn bộ chó con. Trường hợp này chủ chó khẩn cấp tìm chó "vú em" là tốt nhất, tách đàn để tối đa 8 con/ đàn với chó giống to: Great Dane, Labrador, Rottweller... 4 con/đàn với các giống chó nhỏ Terrier, Toydog... Nuôi bộ, cho ăn "dặm" với chó sơ sinh khó bảo đảm nguyên vẹn và sức khỏe chó con

  • Chó mẹ tuổi đã quá già: Trên 5 năm với giống chó to: Great Dane, GSD, Rottweller, Labrador... trên 7 năm với chó nhỏ: Chihuahua, Terrier, Nhật, Bắc Kinh, Bulldog... ở các lứa tuổi này tương đương với 50 tuổi của người, mang thai, sinh nở, tiết sữa , nuôi con, các phản xạ chăm sóc con rất kém, vụng về, lú lẫn.

  • * Do giao phối đồng huyết, cận huyết: Chó con thường có biểu hiện: quái thai, chết lưu thai, yếu đuối sau khi ra đời, sức đề kháng cơ thể với bệnh tật kém do các yếu tố về Gien di truyền

  • Chó sơ sinh quá yếu: Khác với người và một số động vật đơn thai khác, chó là loài động vật đa thai nên không có bể sữa để chứa một lượng sữa lớn. Chỉ khi nào chó con kích thích nhiều vào đầu vú: nhay, mút, dùng hai chân trước đạp thì sữa mới tiết ra được nhiều. Nếu chó con yếu sức không thể thúc sữa ra được thì bú vú nào cũng không có sữa, mặc dù chó mẹ khoẻ và vẫn đầy đủ sữa.

Đó là một vài thông tin về việc nuôi sinh sản từ kinh nghiệm bản thân và được tham khảo từ Bsty Hoàng Báu, hy vọng rằng sẽ giúp được cho các bạn mới nuôi chưa có kinh nghiệm trong việc nhân giống.