Làm sao có thể giao tiếp với mèo của bạn?

Làm sao có thể giao tiếp với mèo của bạn?

| |Kiến thức về Mèo

(Bác sĩ Thú y Hoàng Ngọc Báu)

Các nhà khoa học đã phát hiện khả năng dùng các thông tin giao tiếp phức tạp của mèo để "nói" cho chúng ta biết nó muốn gì và ngược lại có khả năng hiểu ý muốn, tình cảm của chủ qua động tác, cử chỉ và giọng nói. Mặc dù phải tốn nhiều thời gian và kiên trì lặp lại các động tác hoặc âm điệu, khả năng hiểu nhau giữa chủ và miu cưng của mình là hoàn toàn có thể.

1. Ngôn ngữ nói không phải là "cách giao tiếp" mèo ưa thích:

Cử chỉ âu yếm, vuốt ve... là "ngôn ngữ thích hợp nhất" với mèo, ngôn ngữ nói chỉ nên đồng thời với động tác. Mèo cũng "thông tin" với đồng loại bằng thứ ngôn ngữ" động tác, ám hiệu".

2. Hãy lắng nghe tiếng "meo" để bạn hiểu ý muốn của mèo:

Bạn có thể đoán "yêu cầu", "từ chối", của mèo qua tiếng "meo, meo".

- Tiếng " meo" ngắn" : Chào hỏi khi trông thấy chủ.

- "Meo" thành chuỗi dài, liên tục, nhỏ nhẹ : Rất sung sướng, hài lòng với chủ.

- Với cường độ âm thanh vừa phải : Cầu khẩn, cầu xin : đòi ăn, muốn bế ẵm, gần chủ...

- Tiếng gru..gru kéo dài : Ra lệnh, yêu cầu được làm gì đó như không thích bế nữa, muốn chạy nhẩy... hoặc phàn nàn không ưng ý điều gì.

- Nhe răng, nghiến răng cùng điệu bộ khác thường: Rất bực tức, hoảng sợ, muốn chạy trốn thoát hiểm...

- "Meo" cùng với âm êm dịu"nhiu..nhiu.." : Cử chỉ âu yếm, thường để gọi con của mèo mẹ, chuẩn bị cho bú hoặc liếm láp bộ lông cho con.

- "Phờ..rù" : không muốn tiếp xúc hoặc bị chú ý.

3. Quan sát cử chỉ của mèo:

Vì thân thể mèo rất linh hoạt, uyển chuyển nên có thể nhận biết các thông tin bằng cách quan sát chúng:

- Đuôi dựng thẳng đứng : Vui vẻ, phấn khích.

- Đuôi giật giật, rung rung : xúc động, lo âu, băn khoăn.

- Mí mắt nhấp nháy từ từ : không hài lòng lắm.

- Tai cúp ngược về phía sau: Báo động có điều gì bất thường.

- Liếm láp chủ nhẹ nhàng: Yên tâm, âu yếm coi chủ như mẹ, anh chị em đồng loại

4. Hãy nói với mèo:

- Cần lặp đi lặp lại rất thường xuyên những từ, âm thanh âu yếm với mèo để tỏ ý yêu mến hoặc gọi thân thiện "miu miu..." thậm chí gọi tên " Bông.. bông". Hoặc yêu cầu: "ngủ đi!", "ăn đi!"," Lại đây!"... Mèo sẽ quen dần và hiểu ý với các âm thanh này.

- Cường độ âm thanh " nói chuyện" với mèo cần êm dịu, nhẹ nhàng.

- Âm thanh từ các dụng cụ : máy sấy, tiếng vòi nước chảy, vòi tắm sen... cũng làm "phản cảm" mèo. Cần luyện thường xuyên để quen và dễ dàng tắm, sấy cho mèo.

- Ngăn cản mèo không được làm điều gì, cần dùng âm thanh ngắn gọn : "Không !" và ra hiệu kèm theo của chủ.

Lưu ý:

- Giống mèo khác nhau có đặc thù riêng về phản xạ, độ nhạy cảm với " ngôn ngữ giao tiếp" giữa chúng và với chủ.

- Mèo ốm bệnh, dị tật, điếc bẩm sinh... không phù hợp các mô tả trên.